Muốn tủ nấu cơm điện bền lâu phải nhớ 7 nguyên tắc này

Thông thường, mọi người rất chủ quan cho rằng tủ nấu cơm điện là thiết bị đơn giản, nên không tìm hiểu cách sử dụng. Nhưng để sử dụng hiệu quả, bạn hãy tham khảo các mẹo vặt bên dưới này nhé.

Vo gạo trước khi nấu

Trước khi nấu cơm bạn cần phải vo gạo kỹ. Bạn có thể đổ gạo vào nồi, cho nước vào và dùng tay vo gạo, sau đó đổ nước đục đi và lặp lại thao tác trên, khoảng 3 lần là được.

Việc vo gạo ngoài việc rửa cho sạch gạo cũng là để loại bỏ lớp bột talc là loại bột mịn người ta dùng như một chất bảo quản trong quá trình lưu trữ.

Lưu ý bạn không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con, để tránh làm xước lớp chống dính, hoặc méo do va chạm, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia nhiệt kém vì tiếp xúc với mâm phát nhiệt không tốt.

vo gạo

Chú ý tỷ lệ nước và gạo

Nồi cơm điện hoạt động dựa trên nguyên lý đun sôi nước để làm chín gạo. Điều đó có nghĩa rằng quá trình nấu cơm phụ thuộc vào lượng nước trong nồi. Nếu bạn chỉ cho vừa đủ nước thì gạo sẽ không được chín, còn nếu cho quá nhiều nước thì cơm sẽ bị nhão. Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn tỉ lệ gạo và nước cần được cho vào nồi trong sách hướng dẫn, và nó được tóm gọn theo công thức như sau:

         1 chén gạo = 1 một chén nước + ¼ chén nước

Tuy nhiên đây chỉ là gợi ý chung, còn việc cho nước thêm vào bao nhiêu nữa tùy thuộc vào loại gạo (khô hay dẻo) và loại nồi cơm điện nhà bạn. Trong quá trình sử dụng nồi cơm điện bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm để nấu được nồi cơm ngon hơn.

đong nước vo gạo

Không được mở nắp nồi trong quá trình nấu cơm

Trong quá trình nấu cơm, bạn không được mở nắp nồi ra. Nếu bạn mở nắp nồi, hơi nóng sẽ bị bốc hơi ra ngoài khiến cho lượng nhiệt đang dùng để nấu cơm trong nồi trở nên mất ổn định và cơm cũng không ngon, thậm chí là không chín.

Bật chế độ hâm nóng sau khi cơm sôi

Ngay khi cơm chín, nồi cơm sẽ báo lên tiếng “bíp” để bạn biết, lúc đó nồi chuyển đã chuyển sang chế độ hâm nóng. Sau tiếng “bíp” đó, gạo nên được được hâm nóng tiếp khoảng 5 đến 10 phút để cân bằng độ ẩm bằng cách bốc hơi lượng nước dư bám trên gạo, tạo nên độ xốp của gạo, lúc đó cơm sẽ ngon hơn, quá trình này gọi là ủ cơm. Trong quá trình đó bạn không nên mở nắp nồi ra.

Không ngắt điện sau khi nấu cơm vừa xong

Ngay cả khi hoàn tất quá trình nấu cơm, bạn cũng nên không rút phích cắm của nồi cơm điện vì sau khi nấu chín cơm, nồi cơm điện sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm. Theo kinh nghiệm cho thấy, ăn cơm sau 12 phút giữ ấm thì cơm sẽ ngon hơn, thời gian giữ ấm không được kéo dài quá 12 giờ để tránh cơm bị biến dạng: khô, gãy…

Không cho vật dụng kim loại vào nồi

Hầu hết nồi cơm điện hiện nay đều thiết kế lòng nồi chống dính, tuy nhiên lòng nồi này lại dễ bị xây xước khi bạn sử dụng đĩa hoặc thìa bằng kim loại. Nhiều người hay dùng thìa kim loại để cạo cơm ở đáy nồi, tốt nhất bạn nên dùng thìa bằng nhựa để không gây xước nồi mà lại an toàn.

Chú ý vệ sinh

Bất cứ thiết bị gia dụng nào cũng cần phải vệ sinh thường xuyên, nồi cơm điện cũng vậy. Ngay sau khi sử dụng, nếu bạn chưa thể rửa nồi ngay thì nên đổ nước vào nồi để tránh cho cơm sau một thời gian sẽ trở nên khô và cứng, bám vào thành nồi. Nên vệ sinh sạch cơm còn bám trong lòng nồi và để cho khô hẳn rồi mới cất lại vào bên trong nồi.

Xem thêm


Tham khảo một số sản phẩm được đang bán tại AVC, được nhiều người ưa chuộng.

tủ lạnh công nghiệp, tủ mát công nghiệp, máy rửa chén công nghiệp, tủ đông 4 cánh berjaya, máy rửa ly công nghiệp, tủ đông công nghiệp 2 cánh, tủ đông công nghiệp 4 cánh, tủ đông công nghiệp 6 cánh